Từ Liverpool đến nhạc sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại

Với Paul, con đường của âm nhạc không phải dẫn đến hào quang hay danh vọng, âm nhạc chỉ là âm nhạc với giai điệu đẹp đẽ vút bay lên, mà thôi.

***

Mùa hè năm 1957, tại một nhà thờ nhỏ ở Liverpool, định mệnh đã sắp đặt cho hai chàng trai trẻ Paul McCartney và John Lennon gặp nhau. Paul, khi đó mới 15 tuổi, đã gây ấn tượng mạnh với John bằng tài năng chơi guitar tài hoa và khả năng sáng tác vô cùng sâu sắc.

Ngay từ lần đầu gặp Paul, tôi đã biết cậu ấy là người đặc biệt”, John Lennon từng chia sẻ. Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã bắt đầu cho sự hợp tác sáng tạo vĩ đại nhất trong lịch sử âm nhạc, khởi nguồn cho sự ra đời của ban nhạc huyền thoại The Beatles, đồng thời mở ra cánh cửa cho hành trình trở thành một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại của Paul McCartney.

Paul McCartney và John Lennon

Dấu ấn của một nhạc sĩ vĩ đại

Vào những năm 1950, Jim McCartney, một nhạc công tại Liverpool, đã tặng con trai mình, James Paul McCartney, một cây đàn piano với hy vọng khơi dậy niềm đam mê âm nhạc trong cậu bé. Tuy nhiên, Paul không mấy hứng thú. Sau đó, khi Paul 14 tuổi, ông tặng cậu một chiếc kèn trumpet. Nhưng làn sóng rock and roll đang thịnh hành đã khiến Paul quyết định đổi chiếc kèn để lấy một cây guitar Framus Zenith thời thượng. Do thuận tay trái, Paul đã tìm cách đảo ngược dây đàn để có thể sử dụng dễ dàng.

Kì lạ thay, cây đàn guitar như khơi dậy bản năng viết nhạc tiềm tàng trong cậu bé nhà McCartney. Với người bạn mới, Paul nhanh chóng học chơi thành thạo cây đàn và bắt đầu sáng tác những ca khúc đầu tiên trong cuộc đời: I lost my mittle girl, rồi When I’m sixty four… Có lẽ chính Jim McCartney cũng không thể nghĩ rằng, những món quà của ông đã gieo mầm cho một tài năng âm nhạc phi thường, góp phần tạo nên một trong những nhạc sĩ vĩ đại nhất lịch sử âm nhạc nhân loại.

Paul và cách chơi đàn thuận tay trái đặc trưng

Là một trong những nghệ sĩ xuất sắc nhất, song tài năng âm nhạc của McCartney chủ yếu là tự học. Ngoài khả năng sáng tác những giai điệu đơn giản nhưng sâu sắc, Paul là một trong những nhạc công chơi guitar bass xuất chúng, một tay keyboard, trống, guitar lead tài năng, ông cũng sở hữu một giọng hát đa dạng với sự mạnh mẽ pha lẫn ngọt ngào du dương làm mê đắm tất cả khán giả mỗi khi cất lên.

Tuy nhiên, cuộc đời và sự nghiệp của chàng trai Liverpool năm ấy không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Sự tan rã của The Beatles vào năm 1970, giống như một giấc mơ đẹp đột ngột vỡ tan, để lại trong ông một khoảng trống vô định. Năm 1998, nỗi đau lại ập đến khi người vợ đầu tiên, Linda, người bạn đời, tri kỷ và nguồn cảm hứng âm nhạc của ông, ra đi mãi mãi. Những mất mát này như những vết thương sâu trong tâm hồn Paul, khiến ông chìm trong đau khổ và mất phương hướng.

Nhưng Paul McCartney không phải là người dễ dàng gục ngã. Trong những thời khắc đen tối nhất, ông tìm thấy ánh sáng và sức mạnh từ âm nhạc. Âm nhạc không chỉ là niềm đam mê, là cuộc sống, mà còn là cái nắm tay để vượt qua những ngày tháng tăm tối. Như ông từng tâm sự: “Âm nhạc là liều thuốc chữa lành tâm hồn tôi“. Qua những giai điệu và ca từ, nhạc sĩ của The Beatles đã chia sẻ những nỗi đau, sự mất mát, tình yêu, và hy vọng, những giai điệu đồng cảm, nâng đỡ tâm hồn của cả một thế hệ.

The Beatles

Không ngừng sáng tạo và thử nghiệm, Paul luôn tìm tòi những hướng đi mới cho âm nhạc của mình. Từ những bản Pop Rock tươi sáng, đầy năng lượng đã trở thành biểu tượng của một thời đại và đưa tên tuổi The Beatles lên đỉnh cao đầu thập niên 60 như All my loving, I saw her standing there, She loves you… đến những bản ballad trữ tình sâu lắng và các dự án âm nhạc thử nghiệm sau này, ông cho thấy khả năng sáng tạo và dẫn đầu xu hướng âm nhạc. “Tôi luôn muốn thử những điều mới mẻ, không muốn bị đóng khung trong một phong cách nhất định“, Paul chia sẻ.

Cống hiến trọn đời

Khi The Beatles tan rã, nhiều người nghĩ rằng đó là dấu chấm hết cho sự nghiệp của Paul. Nhưng ông đã chứng minh điều ngược lại. Sự nghiệp solo của ông tiếp tục thăng hoa với những bản hit đình đám và những tour diễn vòng quanh thế giới. Âm nhạc của ông đã vượt qua mọi rào cản ngôn ngữ và văn hóa, kết nối con người lại gần nhau hơn. Như chính Paul đã từng nói: “Và cuối cùng, tình yêu bạn nhận được sẽ bằng với tình yêu bạn cho đi.”

Paul McCartney, dù đứng trên đỉnh cao danh vọng, hay khi đã trở thành người giàu có nhất nước Anh, vẫn luôn giữ được sự chân thành và gần gũi. “Tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một ngôi sao. Tôi chỉ muốn chơi nhạc“, ông chia sẻ.  Ngay cả khi The Beatles nổi tiếng trên toàn cầu, Paul vẫn luôn nói với mọi người: “Chúng tôi là những người bình thường hơn bạn nghĩ“. Với Paul, con đường của âm nhạc không phải dẫn đến hào quang hay danh vọng, âm nhạc chỉ là âm nhạc với giai điệu đẹp đẽ vút bay lên, mà thôi.

Đằng sau sự nghiệp âm nhạc đồ sộ, Paul McCartney còn là một người nghệ sĩ với trái tim nhân ái và tâm hồn luôn hướng về những điều tốt đẹp. Âm nhạc của ông dù ở giai đoạn nào, cũng đong đầy tinh thần nhân văn, bác ái và hoà bình, như những giai điệu của Hey Jude, Let It Be hay Yesterday… đã chạm đến tâm hồn và truyền cảm hứng đến hàng triệu trái tim trên khắp địa cầu.

Paul hiện tại được đánh giá là một trong những nghệ sỹ tài năng nhất của thế kỷ 20 và 21, ông cũng trở thành nhạc sỹ đầu tiên ở Anh trở thành tỷ phú với số tài sản ròng ước tính khoảng 1 tỷ bảng Anh (1,26 tỷ USD).

Không chỉ dừng lại ở âm nhạc, Paul còn là một nhà hoạt động xã hội tích cực. Ông lên tiếng bảo vệ môi trường, đấu tranh cho quyền động vật và sử dụng tiếng nói của mình để truyền tải những thông điệp nhân văn đến cộng đồng. “Nếu có lò mổ nào có tường bằng kính, mọi người đều sẽ ăn chay” – một câu nói nổi tiếng của ông thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề đạo đức và môi trường. Với gia đình, “Paul là một người đàn ông tuyệt vời, một người chồng yêu thương và một người cha tận tụy” – Linda McCartney, người vợ đầu tiên của Paul nói về chồng mình.

Năm 1997, Paul McCartney được Nữ hoàng Elizabeth II phong tước Hiệp sĩ, một sự vinh danh xứng đáng cho những cống hiến to lớn của ông đối với nền âm nhạc và văn hóa thế giới. Với di sản âm nhạc đồ sộ, Paul McCartney trở thành một trong những nghệ sỹ quan trọng và truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất trong lịch sự âm nhạc nhân loại.

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories