Những điều chỉ đến một lần trong đời…

“Trong cái vũ trụ đầy sự nhập nhằng, thứ chắc chắn trong tay như thế này chỉ đến một lần duy nhất, và không bao giờ có nữa, dù em có sống đến bao nhiêu cuộc đời…”


Iowa, miền Tây nước Mỹ, 1965. Trong cơn mưa xối xả của mùa hè, tại một ngã tư đường, hai chiếc xe đang đậu trước vạch ngăn cách. Một người đàn ông đang đứng dưới mưa với đôi mắt buồn thương, anh ta dõi theo người phụ nữ ngồi trong chiếc Chevrolet đỏ bên cạnh chồng. Rồi anh bước lên xe, tay nắm chặt sợi dây chuyền mà người phụ nữ ấy đã tặng cho anh, xe lăn bánh khuất dần trong màn mưa…

Trong một giây lát, tôi đã không biết mình ở đâu. Trong giây phút ngắn ngủi đó, tôi đã tưởng rằng anh không thực sự cần tôi. Cho nên mới dễ dàng quay đi như vậy”.

Francesca đã ở đó, cách anh chỉ một sự băng ngang đường. Nhưng cô đã không làm vậy, người phụ nữ ấy đã phải dùng tất cả ý chí và sức mạnh trong trái tim mình để ngăn mình không chạy lại phía người đàn ông ấy, cô tìm mọi lý do để trốn chạy khỏi tình yêu của chính mình, để khước từ anh, Robert Kincaid, cô đã để anh ra đi… và đó là lần cuối cùng họ nhìn thấy nhau trong đời…

Họ đã không gặp lại nhau lần nào sau bốn ngày định mệnh đó, bốn ngày cho một tình yêu như ngọn lửa ấm từ trái tim tro tàn, và sưởi ấm trái tim họ trong suốt quãng đời sau này. Cho đến tận khi qua đời, với ước nguyện được rắc tro gần cây cầu Roseman, bên quận Madison, họ mới có thể gặp lại nhau, để được bên nhau lần cuối cùng, mãi mãi…

Robert đã đứng đó trong màn mưa và nhìn Francesca ra đi

Món quà tặng dành cho phái nữ của Eastwood

Trái với dòng phim hành động, kinh dị hay tâm lý tội phạm làm mưa làm gió nền điện ảnh Mỹ những năm 90 cuối thế kỉ trước, Những cây cầu ở quận Madison có nội dung đơn giản, nhẹ nhàng với tiết tấu chậm và rất ít những xung đột cao trào.

Đó là câu chuyện về cuộc đời của Francesca Johnson (Meryl Streep thủ vai), một phụ nữ nội trợ ở vùng Iowa, nước Mỹ, đã có chồng và hai con. Phim tập trung miêu tả những thay đổi, đấu tranh trong tâm lý của Francesca trước và sau khi gặp Robert Kincaid (Clint Eastwood), một thợ nhiếp ảnh tự do khi ông đi ngang qua vùng Iowa để chụp những cây cầu ở quận Madison. Họ đã gặp nhau, yêu nhau, và chia cách như mọi cuộc tình thoáng qua trên đời.

Francesca Johnson (Meryl Streep thủ vai), và Robert Kincaid (Clint Eastwood)

Thế nhưng, dường như, khi họ vừa chia tay nhau, thì tất cả mới thực sự bắt đầu…

Những cây cầu ở quận Madison là tác phẩm điện ảnh sản xuất từ năm 1994, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả người Mỹ Robert James Waller. Trước khi được chuyển thể thành phim, cuốn tiểu thuyết đã bán được 9,5 triệu bản trên toàn thế giới.

Năm 1991, Steven Spielberg đã quyết định mua bản quyền cuốn tiểu thuyết với giá 25.000 USD. Clint Eastwood được lựa chọn là đạo diễn đồng thời diễn vai nam chính trong phim. Đã có rất nhiều những biên kịch đã thử sức với tác phẩm, nhưng hầu như đều rút lui hoặc không được hài lòng.

Sau nhiều lần lựa chọn, chỉ cho đến bản chuyển thể kịch bản thứ tư của Richard LaGravenese, Eastwood mới nhìn thấy một tác phẩm mình cần. Đồng thời ông cũng lựa chọn Meryl Streep vào vai nữ chính, bất chấp sự phản đối của Waller và Spielberg.

Về phía Meryl, ngay sau khi được chọn, cô đã phải tăng cân khá nhiều để vào vai một bà nội trợ trung niên, cũng như cố gắng học tập diễn xuất của các ngôi sao gạo cội nước Ý như Sophia Loren hay Anna Magnani để hóa thân tốt nhất cho hình ảnh một người vợ, người mẹ, và cả người tình nước Ý. Với Những cây cầu ở quận Madison, Meryl Streep đã nhận được một giải thưởng Hàn lâm cho đề cử Nữ diễn viên xuất sắc nhất năm 1996 , và được giới mộ điệu đánh giá là “nữ diễn viên trung niên đại diện cho sự lãng mạn đầu tiên của Hollywood”. Đây cũng là một trong những vai diễn thành công nhất trong sự nghiệp diễn xuất của Meryl Streep.

Những cây cầu ở quận Madison của Eastwood được kể lại với góc nhìn của Francesca, lấy Francesca làm trung tâm của mọi diễn biến, khiến cho câu chuyện tràn ngập cảm xúc lãng mạn và đầy nữ tính. Với tất cả sự tinh tế, Clint Eastwood thực sự đã biến Những cây cầu ở quận Madison thành một tác phẩm của riêng mình với sự duyên dáng, trang nhã, đậm chất lãng mạn bay bổng của châu Âu chứ không còn thiên về chất Mỹ như trong nguyên tác. Nhiều nhà phê bình đã đánh giá rằng, Những cây cầu ở quận Madison như một món quà ngọt ngào mà Eastwood dành tặng cho phái nữ, cho những người phụ nữ ông đã yêu, và cho Meryl Streep.

Meryl Streep đã có màn hóa thân kinh điển trong phim

Sau này, Clint Eastwood cũng thú nhận rằng, ông đã gửi gắm một phần của chính mình vào trong tác phẩm: “Tôi thấy có một phần tuổi trẻ của mình trong nhân vật Robert Kincaid, tôi đã từng lang thang nhiều ngày trên chiếc xe tải nhỏ trên đường tới Nevada để tìm kiếm địa điểm quay cho bộ phim High Plains Drifter”. Ông cũng hài hước nói thêm: “Nhưng tôi đã không dừng lại với bất kỳ bà nội trợ nào trong trên hành trình của mình”.

Bộ phim được quay vỏn vẹn trong 42 ngày với kinh phí 22 triệu Đô La, tại hạt Madison, Iowa, phim đóng máy vào ngày 1 tháng 11 năm 1994, sớm hơn mười ngày so với dự đoán của Eastwood. Bộ phim ngay lập tức trở thành “ngôi sao phòng vé” ngay khi vừa ra mắt và thu về hơn 70 triệu Đô La tại Mỹ và 182 triệu Đô La trên thế giới trong năm đó.

Điều chắc chắn trong tay thế này, chỉ đến một lần trong đời…

Có một câu nói nổi tiếng trong bộ phim The Paited Veil của đạo diễn John Curran, ý rằng: “Đàn bà có thể kết hôn, có thể sống bên cạnh cả đời, nhưng chẳng bao giờ có thể yêu một người đàn ông chỉ vì đức hạnh của anh ta cả”.

Có lẽ, câu nói ấy đã đúng với Francesca. Một cuộc hôn nhân vội vàng và an phận khiến cô quên đi những khát khao và đam mê mà cô cố gắng chôn chặt trong lòng. Chỉ cho đến khi Robert đến, cô mới nhận ra rằng, mình đang sống cuộc đời của một người khác, cho những người khác, mà không phải cho mình.

Với nhiều người, Những cây cầu ở quận Madison là một câu chuyện ngoại tình. Dù có khá đông khán giả yêu thích, nhưng cũng có không ít những sự đánh giá trái chiều dành cho bộ phim. Tuy nhiên, sự dịu dàng của tình yêu, những dằn vặt thuộc về trách nhiệm, những day dứt đầy tình người của hai nhân vật chính khiến cho những khán giả khó tính nhất dần bị thuyết phục, và bộ phim không ngừng tỏa sáng trong nhiều năm sau này, trở thành một trong những bộ phim chuyển thể hay nhất mọi thời đại.

Và câu nói cuối cùng của Robert dành cho Francesca trước khi anh rời đi vào buổi sáng mùa hè tháng Tám năm ấy, cũng trở thành một trong những câu nói kinh điển về tình yêu của lịch sử văn học cũng như điện ảnh:

Trong cái vũ trụ đầy sự nhập nhằng, thứ chắc chắn trong tay như thế này chỉ đến một lần duy nhất, và không bao giờ có nữa, dù em có sống đến bao nhiêu cuộc đời…”

Họ đã lựa chọn tiếp tục sống mà không có nhau. Francesca đã lựa chọn gia đình mình, Robert lại tiếp tục hành trình đơn độc của anh cho đến ngày anh qua đời, họ vẫn chưa một lần gặp lại.

Nói về một cuộc tình ngang trái nhưng Eastwood đã không cố gắng lý giải hay thanh minh cho toàn bộ câu chuyện, cũng không cố để đổ lỗi cho hoàn cảnh, mà ngược lại, các nhân vật của ông được thể hiện một cách tự nhiên và chân thật nhất, rồi để tự bản thân mỗi nhân vật toát lên sự nhân hậu và bao dung, cao thượng từ chính những lựa chọn của mình.

Dù đúng dù sai, những cảm xúc và tình yêu của Francesca và Robert là thật, nó là những tầng sâu nhất thuộc về bản năng con người, mà ở thời nào, xã hội nào, độ tuổi nào, người ta cũng không thể chối bỏ. Có lẽ cũng chính vì vậy, mà bộ phim trở thành vượt thời đại, tồn tại lâu bền trong lòng hàng triệu khán giả qua nhiều thế hệ.

Gần một phần tư thế kỉ trôi qua, nhưng câu chuyện tình ngọt ngào, dịu dàng của Francesca Johnson và Robert Kincaid vẫn là một trong những minh chứng bền bỉ nhất cho một tình yêu sâu sắc và cao thượng. Như những tia nắng mỗi sớm mai vẫn chiếu rọi trên cầu Roseman, sưởi ấm cho trái tim tưởng như đã nguội lạnh của những con người năm ấy.

Phim giành được nhiều giải thưởng lớn: 2 giải Quả cầu vàng cho Phim chính kịch xuất sắc nhất. Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất, tượng vàng Osacar cho Meryl Streep- Nữ diễn viên xuất sắc nhất, Phim tiếng nước ngoài hay nhất giải thưởng Ruy băng xanh của Nhật bản và giải Cesar của Pháp…

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories