Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

***

Tháng 12/2022, Lý An công bố dự án điện ảnh mới nhất về cuộc đời Lý Tiểu Long. Thông tin không được quá nhiều người quan tâm.

Những năm gần đây, sự phô trương quá đà và những cách thể hiện võ thuật lởm khởm vụng về trên màn ảnh, những câu đạo lý giáo điều, cùng những chiêu trò bịp bợm rẻ tiền của các võ sư fake fake nửa mùa đang khiến khán giả trở nên coi thường võ thuật, và nhìn nhận võ thuật như một trò “bốc phét” không hơn không kém.

Sức hút của loạt phim về Diệp Vấn dần hạ nhiệt, một thế hệ diễn viên (còn biết) đánh đấm đã già (và béo). Điện ảnh võ thuật được coi như “quê mùa” hoàn toàn biến mất để nhường chỗ cho phim súng đạn hay các phim siêu anh hùng, hoặc tệ hơn là những phim múa may quay cuồng kiểu “Vô Ảnh” của Trương Nghệ Mưu 🙁

Một lớp khán giả lạc hậu (như mình) vẫn còn mong chờ để được say sưa trong những bộ phim võ thuật cho ra hồn, thì đang thực sự chán lắm rồi :(((

Nửa thế kỷ trước, tháng 8 năm 1973, Long Tranh Hổ Đấu được công chiếu. Lần đầu tiên một bộ phim có người châu Á làm nhân vật chính, trong hình tượng một người anh hùng chính nghĩa, đã gây chấn động toàn cầu. Người Mỹ lần đầu thực sự để ý đến phim hành động của người châu Á, biết đến cái tên Bruce Lee – Lý Tiểu Long.

Nhưng từ trước đó 1 tháng, Bruce Lee – nhân vậy chính làm nên bộ phim, đã qua đời.

Lý Tiểu Long (Bruce Lee) trong Long Tranh Hổ Đấu (Enter The Dragon)

Ngày nay, khi mà công chúng nhắc quá nhiều về Châu Nhuận Phát hay Trương Quốc Vinh, Lương Triều Vỹ, hay là cả Thành Long. Thì Lý Tiểu Long chỉ còn là một bức tượng “bất động” được dựng nên ở Hồng Kông- điều mà quý ngài “never sits still” ấy có lẽ chưa bao giờ mong muốn, cho dù nó được phủ lên cái danh “Huyền thoại” hay bất cứ ngôn từ bóng bẩy nào. Vì anh ghét mọi sự mã hóa và quy tắc hóa, anh ghét mọi thứ bị đóng khung, như cái cách anh ân hận và day dứt khi vội đặt tên cho Triệt Quyền Đạo và lo ngại nó làm sụp đổ quan điểm “hình thức phi hình thức” của mình.

Lý ghét tất cả sự lệ thuộc hay nô lệ cho bất cứ trường phái nào.

Cuộc đời Lý là “thực chiến”, là sự phá bỏ quy tắc, là sự học hỏi không ngừng về đủ mọi học thuyết căn bản, để rồi quên nó đi.

“Không kẻ nào ngoài đời chiến đấu với quý vị theo một chuỗi động tác bài bản cả” – là một câu nói mình rất thích của Lý.

Bruce Lee (Lý Tiểu Long) sinh năm 1940, khi mà Kungfu không được ưa chuộng ở Hồng Kong ở thời điểm anh lớn lên. Khi đó, đối với một đô thị thuộc địa lớn, các bộ môn võ thuật đều bị ghẻ lạnh. Giới thượng lưu cho rằng đó là trò nhà quê, là tàn dư của xã hội phong kiến Trung Hoa, và là hiện thân cho băng đảng xã hội đen Tam hoàng.

Nhưng với những khát vọng, sự tận tụy cống hiến cho võ thuật một cách đầy trách nhiệm, cùng trí thông minh xuất chúng, Lý đã thực sự ghi tên của điện ảnh Hồng Kông lên bản đồ thế giới.

Ngô Vũ Sâm nói: “Sau Bruce Lee, điện ảnh Hồng Kông có một cơ hội tuyệt vời để thu hút sự chú ý của toàn cầu, đặc biệt là Hollywood. Anh ấy thực sự được mở toang cánh cửa. Mọi người khắp nơi trên thế giới thực sự bắt đầu để tâm đến những bộ phim hành động Trung Quốc, cùng tài năng của chúng tôi”.

Lý Tiểu Long sinh năm 1940, mất năm 1972. Cái chết của Lý cho đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Sức hấp dẫn của Bruce, có thể được diễn giải như một sự hấp dẫn của những hình tượng anh hùng nam tính, với cơ bắp săn chắc và cả xu hướng bạo lực, sự nóng nảy, hiếu thắng, si tình, bốc đồng, ưa thích đại sự. Lý Tiểu Long là minh tinh châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ này. Anh phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

Cha của Lý là một diễn viên Hý Kịch nổi tiếng Lý Hội Chuyển, anh lớn lên với cái bóng quá lớn của cha: “Khi tôi ở Hồng Kông, nếu tôi lái một chiếc xe hơi to đẹp, người ta sẽ nói: Kìa anh chàng Bruce Lee trên chiếc xe hơi của ông già hắn!” – Bruce tâm sự.

Tuy nhiên, chứng kiến sự nghiện ngập và cảnh bệ rạc rệu rã suốt nửa đời sau của cha mình khiến Lý luôn mang tâm thế hoài nghi thế hệ đi trước, và muốn phá bỏ đi những dấu ấn yếu hèn đó của người Hồng Kông trong mắt quốc tế.

Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn

Có một câu chuyện vui về Lý Tiểu Long được kể lại như này:

Trong một lần đi cùng bạn bè, Bruce than vãn: “Tớ chán ngấy nhìn mấy ông già Thái cực quyền phô trương – gọi khán giả lên để đấm vào cơ bụng họ. Có lần khi đang xem họ biểu diễn, nhìn thấy một lão già cười khẩy khi xem một anh chàng thanh niên không làm lão hề hấn gì. Khi lão hỏi xem có ai muốn thử sức nữa không, tớ bước lên. Ông ta mỉm cười phô bụng ra, tớ thay vì đấm vào bụng, lại cố ý đấm vào mạn sườn. Tớ nghe một tiếng rắc và lão ta sụm xuống sàn rên rỉ. Các cậu biết tớ vốn là thằng ranh mà, tớ nhìn xuống và mỉm cười nói với ông ta: Cháu xin lỗi, cháu đấm hụt. Lần sau bác đừng biểu diễn nữa nhé😀

Trong những ngày đầu tạo dựng sự nghiệp, mà Lý miêu tả là cuộc sống “trên đất Mỹ với khuôn mặt của người Trung Hoa” với đầy sự sỉ nhục. Anh đã đã thẳng thắn từ chối một lời đề nghị của 20th Century Fox, khi mà anh đang thất nghiệp, ăn nhờ ở đậu tại nhà vợ ở Seatle với những đồng Đô la cuối cùng: “Nghe này, nếu ông muốn tôi đóng vai một gã hầu người Hoa với bím tóc đuôi sam và nhảy cà tưng suốt ngày thì quên đi nhé!”, một nhân vật kiểu “dung ta la la ta dung dung dung ư, đừng hòng tôi đóng mấy vai kiểu đó” =))))))

Lý là sự kết hợp của một nhà triết học (theo học ngành Triết học tại đại học Washington), một người nghiên cứu võ thuật dưới cái nhìn của khoa học, với sự tinh nhạy của một nghệ sỹ trình diễn cùng những “láu cá” của một người biết cách lèo lái truyền thông, đặc biệt là sự chăm chỉ và tập trung rèn luyện khốc liệt.

Mà sau này khán giả vẫn biết đến bài học trứ danh của anh: “Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần, mà sợ người thực hành một cú đá 10.000 lần”.

Trong quá trình rèn luyện võ thuật, anh đã hình thành bản năng phân biệt giữa làm thế nào để đánh đấm hiệu quả (võ), và làm thế nào để trông bắt mắt trong các màn giải trí (thuật). Chẳng hạn, các cú đá tầm thấp để phục vụ chiến đấu ngoài đời, trong khi những cú đá cao là dành cho phim ảnh.

Ngoài võ thuật và điện ảnh, Lý Tiểu Long đam mê đọc sách, anh đọc hàng nghìn cuốn sách về triết học, võ thuật, văn chương… trong suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình.

Suốt cuộc đời mình, Lý luôn tìm cách đứng giữa phương đông và phương Tây. Trước khi là thầy của những ngôi sao lừng lẫy nhất Hollywood, những đồ đệ đầu tiên của anh trên đất Mỹ là những kẻ xuất thân từ con nhà võ hoặc những tay “gộc” xuất thân từ đường phố, khiến anh làm quen với cảnh tượng đánh nhau kiểu Mỹ.

Nhờ họ, anh học được giá trị của những cú vật và kỹ thuật khóa siết của Judo, anh cũng biết tôn trọng cú đấm và sự linh hoạt trong cách di chuyển đôi chân của Quyền Anh phương Tây. Bruce Lee trở thành tín đồ cuồng nhiệt của môn đấm bốc và bắt đầu vay mượn đòn thế của các nhà vô địch: đó là động tác chân và sự tính toán thời điểm của Muhamad Ali, cử động nhảy nhót của Sugar Ray Robinson. Dần dần, anh kết hợp được tinh hoa của hai nền võ thuật phương Đông và phương Tây. Đó là phương thức đi theo suốt cuộc đời anh, định hình trường phái võ nghệ của riêng anh, được anh đưa lên màn ảnh một cách đẹp mắt, chỉn chu và đầy trách nhiệm.

Cuộc đời của Lý Tiểu Long (Bruce Lee), cả khi còn sống hay khi đã chết, đều đứng ở ranh giới của Người hùng và tai tiếng, giữa Á và Âu, giữa nền tảng giáo lý và sự phá bỏ quy tắc, giữa tĩnh lặng và vận động không ngừng…

Tuy nhiên, cho đến cuối cùng, Bruce Lee, trong suốt cuộc đời ngắn ngủi vẫn luôn xác định mục tiêu phấn đấu sự nghiệp phải song hành với cuộc chinh phục các giá trị nội tâm: “Dù thế nào đi nữa, mục đích của những kế hoạch đó vẫn là để tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là một tâm hồn bình yên”.

Nhưng có lẽ, sự nổi tiếng nhanh chóng quá mức, dẫn đến cái chết “không đẹp mắt” ở tuổi 32, đã không mang lại cho anh những bình yên “như nước” mà anh hằng mong muốn…

(còn tiếp)

Ngày nay, khi mà võ thuật (đặc biệt là võ thuật Trung Hoa), phần lớn vẫn được nhìn nhận như một trò trình diễn giả tạo và quê mùa, là những trò “bốc phét” lố lăng, thì thật kì lạ, võ thuật và điện ảnh võ thuật vẫn mang lại cho mình cảm xúc đặc biệt.

Mình cho rằng nó được hình thành từ những kiến thức và câu chuyện mình tiếp nhận về cuộc đời của những con người như Diệp Vấn, như Lý Tiểu Long, như Mike Tyson hay Muhammad Ali… từ những triết lý gốc rễ của nhiều môn phái võ thuật từ cổ đến kim mà mình đã say sưa đọc suốt từ tuổi mới lớn đến tận bây giờ (ủa mình đã thu nạp cái gì trong cuộc đời mình thế nhỉ :)))))

Bruce Lee (Lý Tiểu Long) là một trong 3 thần tượng lớn nhất trong cuộc đời mình (2 người còn lại là Nat King Cole và David Coperfield, hehe). Những người luôn cố gắng làm thật giỏi công việc của mình, với trách nhiệm và sự chăm chỉ, là những người biết cân bằng giữa cái tôi cá nhân và sức mạnh của công chúng (chứ không phải dè bỉu và coi thường đám đông). Với tư duy sâu sắc về chuyên môn, những khát vọng lớn lao cùng trí thông minh xuất chúng, họ đã trở thành những biểu tượng cho văn hóa lớn nhất mọi thời đại.

(Còn tiếp)

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories