Khi người ta nhân danh đạo đức để giết chết sự tử tế…

Những cơn cảm xúc được cộng hưởng như tạo ra một “điểm mù” trong lý trí, khiến tất cả chỉ muốn nhìn vào mặt xấu xa nhất của vụ án, mà phớt lờ tất cả những điểm vô lý và bất công...
Một cô gái, sau khi làm chứng sai cho người hàng xóm của mình, khiến tin đồn xấu về anh ta lan ra khắp nơi. Những linh tính về tội lỗi đưa cô gái đến nhà thờ để xưng tội với cha xứ.
Thưa Cha, con đã làm gì sai?’’ – cô gái hỏi.
Cha xứ trả lời: “Trước khi ta trả lời, ta muốn con về nhà rồi lấy một cái gối đặt lên mái nhà, hãy cắt nó ra và quay lại đây với ta”.
Cô gái về nhà, mang chiếc gối lên mái nhà và dùng kéo đâm thủng. Sau đó cô quay lại chỗ người cha xứ già như hướng dẫn. ‘’Con đã dùng dao đâm vào gối chứ?” – ông nói.
Vâng thưa cha”,
‘’Kết quả thế nào?’’,
‘’Lông vũ rơi ra’’ – cô nói: “Lông vũ rơi khắp nơi, thưa Cha”.
Giờ ta muốn con về và gom lại cho đến sợi lông vũ cuối cùng đã bay trong gió”.
“Chuyện này”– cô nói: “con không làm được, con không biết chúng bay đi đâu. Gió đưa chúng đi muôn phương rồi”.

“Và đó,” Cha xứ trả lời: “Đó chính là tin đồn!”.

Đó là câu chuyện trong bộ phim The Doubt của đạo diễn John Patrick Shanley sản xuất năm 2008. Câu chuyện được linh mục Brendan Flynn (vai diễn của Philip Seymour Hoffman) tại nhà thờ Công giáo quận Bronx kể lại cho các giáo sinh của mình trong buổi thuyết giảng cuối cùng.

Sau khi ông bị sơ Aloysius Beauvier (Meryl Streep) hạ bệ bằng cách liên tục đưa những tin đồn về việc ông có quan hệ “không đúng đắn” với cậu bé da màu Donald Miller.
Meryl Streep vai sơ Aloysius Beauvier và Philip Seymour Hoffman vai cha Brendan Flynn trong bộ phim The Doubt
Sơ Aloysius, với sự hằn học trước đó với cha Flynn, sau khi nghe một tin đồn từ một ma sơ trẻ thật thà, rằng cha Flynn đã kéo cậu bé Miller vào phòng riêng, và sau khi ra khỏi phòng, cậu bé đã vô cùng sợ hãi cùng với hơi thở có mùi rượu.
Những tin đồn về việc “lạm dụng tình dục” cậu bé da màu lan nhanh như những cơn gió, ngay cả khi sơ Aloysius thừa nhận bà không hề có bất cứ bằng chứng nào: “Tất cả chỉ là linh cảm của tôi. Và tôi có nhiệm vụ phải bảo vệ sự an toàn của bọn trẻ”. Và ngay cả khi ma sơ trẻ kia và mẹ của Donald đều đảm bảo về sự trong sạch của cha Flynn, thì Aloysius vẫn khẳng định bà đang làm điều đúng đắn.
Bà sục sạo toàn bộ quá khứ của cha Flynn, bà đẩy những tin đồn đi nhanh nhất, xa nhất có thể, chỉ với sự nghi ngờ của riêng mình. Để bảo vệ Miller khỏi sự tấn công (vì cậu bé da màu là người đồng tính), cha Flynn từ chức.
Những tin đồn được truyền đi nhanh nhất, xa nhất có thể qua những tin đồn từ sơ Aloysius
Câu chuyện của The Doubt diễn ra vào năm 1964, khi trong lòng nước Mỹ còn tồn tại đầy những định kiến, đặc biệt tại nhà thờ Công giáo, nơi mà đức tin tồn tại như một thành trì vững chãi. Thì đằng sau đó, sự sụp đổ cũng chực chờ một cách lớn lao và mạnh mẽ không hề thua kém, khi mà những nghi ngờ bắt đầu dấy lên. Như cha Flynn đã nói: Sự nghi ngờ có mối quan hệ rất chặt chẽ với lòng tin!
Đó là khi sơ Aloysius, người đại diện cho đức tin và sự độc đoán, người điên cuồng tin vào điều mình muốn tin. Và với những nhân danh của lòng tốt, của đạo đức, bà bỏ qua mọi sự kiểm chứng, phớt lờ tất cả những bằng chứng chứng minh cha Flynn vô tội.
Đức tin sắt đá đã làm lu mờ cả sự cảm thông và lòng trắc ẩn, khiến bà bỏ qua cả sự cầu xin cho tương lai của cậu bé Donald khốn khổ. Bà chỉ nhìn thấy một mục tiêu duy nhất: Hạ bệ và đẩy cha Flynn ra khỏi trường!
Một câu chuyện khác diễn ra vào năm 2012 tại Đan Mạch, câu chuyện xảy ra ở trường mẫu giáo, trong bộ phim The Hunt của đạo diễn Thomas Vinterberg.
Ra đời năm 2012, The Hunt của đạo diễn Thomas Vinterberg là một câu chuyện tinh giản nhưng vô cùng chân thực và sống động về những con người trong một xã hội hiện đại, mà cụ thể là trong một thị trấn nhỏ của đất nước Đan Mạch, một trong những nơi được coi là “hạnh phúc nhất thế giới”.
Các biên kịch Tobias Lindholm và Thomas Vinterberg đã rất “quái” khi đưa ra hai tuyến nhân vật, là cô bé Klara (Annika Wedderkopp) 5 tuổi, một cô bé ngây thơ trong sáng, người mà tất cả đều tin rằng “cô bé không bao giờ biết nói dối”, và thầy Lucas (vai diễn của tài tử Đan Mạch Mads Mikkelsen), người đàn ông độc thân vừa ly hôn, đang chiến đấu để giành quyền nuôi con.
Klara và thầy Lucas
Và cho đến khi những nghi ngờ về “làm dụng tình dục trẻ em” được tung ra, gần như ngay lập tức mọi người đều tin rằng Klara đang nói thật.
Tâm lý “đứng về phe kẻ yếu” khiến cho tất cả những người nghe câu chuyện đều phớt lờ mọi chứng cứ có thể minh oan cho Lucas. Họ muốn tin vào câu chuyện “Klara là nạn nhân của hiếp dâm”, họ tin nó là thật, và họ chỉ nhìn thấy điều họ muốn tin.
Tôi tin những đứa trẻ, chúng không biết nói dối” – Grether, cô hiệu trưởng trường mẫu giáo kết luận.
Các bác sỹ tâm lý và cảnh sát vào cuộc. Tất nhiên, ngay sau đó, Lucas được cho là vô tội vì không đủ bằng chứng. Nhưng bất chấp kết luận của cảnh sát, tất cả mọi người dân trong vùng đều coi Lucas thực sự là một kẻ ấu dâm tâm thần và bệnh hoạn. Thậm chí, cho tới khi Klara nói rằng mình đang nói dối, thì cha mẹ, người lớn đều thuyết phục cô bé rằng, đó là do tâm trí cô bé đang sợ hãi nên không muốn nhớ lại những gì đã xảy ra, “rất buồn nhưng Klara ạ, đó lại là sự thật!
Cũng từ khi đó, cuộc đời của Lucas như rơi xuống địa ngục, anh bị mất việc, bị xa lánh, bị chửi rủa đánh đập, bị ném đá vào cửa sổ, bị giết mất chú chó thân thiết… Cảm giác hối lỗi và những cơn xúc động lan tỏa khiến cho cả thị trấn tấn công Lucas bằng đủ mọi cách. Thậm chí cho đến nhiều năm sau, Lucas vẫn không thoát được “bản án vô hình” mà những người xung quanh đã mặc định khoác lên số phận của anh.
The Hunt là câu chuyện được kể giữa thế kỷ XIX, khi xã hội ngày càng đề cao sự tử tế, công bằng, và tinh thần nhân đạo, khi mà chế độ nô lệ hay sự phân biệt chủng tộc tưởng đã xa vời, thì những con người thuộc tầng lớp trí thức ấy, họ vẫn dành cho nhau những “bản án vô hình” bất chấp luật pháp hay những quy tắc về bình đẳng.
Cuộc sống của Lucas rơi vào địa ngục sau những nghi ngờ vô hình
Những sự luận tội bảo thủ và nghiệt ngã tưởng như vô cùng hoang đường trong xã hội văn minh, nhưng lại đầy rẫy và hiển hiện trước mắt chúng ta, có thể kéo cuộc đời của bất kì ai xuống đáy vực sâu mà chẳng cần bằng chứng hay sự kết luận của một tòa án nào. Câu chuyện diễn ra ở Đan Mạch, nhưng cũng có thể là ở bất cứ đâu, bất cứ xã hội nào, và có lẽ sẽ còn nguyên giá trị cho đến nhiều thập kỷ tới.
Cả câu chuyện như một cuốn phim tài liệu với những lát cắt tinh tế và gẫy gọn, cách quay phim chân phương khiến cho bộ phim như được kể lại bởi một người kể chuyện giấu mặt bình thản và lão luyện, để câu chuyện được dẫn đi từ lớp cảm xúc này đến lớp cảm xúc khác, như những cơn sóng biển rồi ập xuống vào cuối phim, khi Lucas bật khóc trong nhà thờ.
The Hunt là một câu chuyện mà hoàn toàn không có người xấu, chỉ có những con người đầy tình thương và lòng trắc ẩn. Thế nhưng khi sự việc xảy ra, những cơn cảm xúc được cộng hưởng như tạo ra một “điểm mù” trong lý trí, khiến tất cả chỉ muốn nhìn vào mặt xấu xa nhất của vụ án, mà phớt lờ tất cả những điểm vô lý và bất công.
Như là trong cơn tuyệt vọng, cha Flynn đã phải thốt lên rằng:“Có những lúc tôi thấy mình lạc lối trong đời… Đó là khi người ta nhân danh đạo đức để giết chết sự tử tế… Hãy nhìn qua ô cửa sổ. Bên kia là những người hạnh phúc. Bên này là chúng ta…”.

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories