Học gì ở trường học?

“Có thể trong những giờ học, hoặc trong các kì thi, có sai sót một chút, có không công bằng một chút, nhưng các em ạ, đó là cuộc đời!”


Giờ nghĩ lại có lẽ mình đã may mắn, cả thời đi học mình đều thấy rất ổn với trường lớp dù nhà rất nghèo (ăn còn chả có lấy gì mà học thêm với quà cáp).

Mình không thấy có vấn đề gì với chuyện học hành mà luôn cảm thấy đã học được rất nhiều. Có những thầy cô thực sự mình đã không thể quên và luôn thấy thân thương.

Như thầy dạy Sử vô cùng uyên bác nhưng lúc nào cũng cộc cằn, thỉnh thoảng lên cơn dọa vứt mấy thằng láo láo xuống tầng 1 @@. Dạy thì ít chửi thì nhiều, càng đến bài lịch sử đất nước quan trọng càng chửi mạnh 😐. Các cô giáo dạy Văn ngồi uể oải trong giờ kể chuyện ba lăng nhăng, đi dạy như lấy chỗ để mặc quần áo đẹp. Các thầy Toán khô khan sống toàn như trong Đời Thừa của Nam Cao, đi dạy mặt toàn đỏ gay vì vừa nhậu xong 😐

Hay lên Đại Học cũng vậy, học thì vui ít chỉ nhớ những giờ đi nhậu với các thầy. Thầy nào cũng bảo nhậu vui hơn dạy, vui vui lên thầy trò thành “mày tao” tất 🤣

Ở trường đại học
Một lũ quỷ giờ đã mỗi người một phương, mỗi người một cuộc đời…

Nhưng mình đã nhớ như in câu nói của thầy Trưởng khoa trong ngày liên hoan tốt nghiệp, đó là: “Có thể trong những giờ học, hoặc trong các kì thi, có sai sót một chút, có không công bằng một chút, nhưng các em ạ, đó là cuộc đời!”.

Quả thực, tất cả như một xã hội thu nhỏ mà giờ ngồi ngẫm lại, thấy mình đã học được nhiều hơn những gì các thầy cô ấy dạy mình từ sách vở. Vì đó là tất cả những điều mà chắc chắn ta sẽ gặp trong cuộc đời này.

Giờ cũng vậy, thấy bạn bè chia sẻ nhiều chuyện buồn trong môi trường dạy dỗ, thậm chí nhiều người đã lấy ngày 20.11 hàng năm để chửi ngành Giáo dục @@. Chỉ biết ngậm ngùi mà chả biết nói sao.

Chắc tại nhà mình đơn giản không kì vọng gì nhiều, không bon chen với ai. Nên hàng ngày 2 mẹ con vẫn rất ổn và vui trong cái “trường làng” bé nhỏ mang đầy đủ vấn đề của một xã hội thu nhỏ ấy. Vẫn cảm thấy may mắn và biết ơn vì có các thầy cô vẫn chu đáo và nhiệt tình, để bạn Thóc vẫn luôn có nhiều những chuyện dễ thương mỗi ngày để kể cho mẹ mỗi buổi đi học về ❤

Nói chung vẫn thấy chẳng có hệ thống giáo dục nào là tối ưu với một người nào. Một hệ thống đắt đỏ và có vẻ “vô nhiễm” cũng chưa chắc đã hoàn toàn hay, vì cuộc sống không phải lúc nào cũng “vô trùng” như thế.

Mà đôi khi, là cách chúng ta nhìn nhận, và đón nhận, để học lấy cái cách mà sống cuộc đời mình mà thôi.

Cuối cùng thực lòng chỉ mong lương của các thầy cô được tăng lên nhiều bậc, chứ không có tiền thì bao dung với nhân ái, cải cách sáng tạo kiểu gì. Chia sẻ lắm lắm luôn :((((

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories