Dấu lặng cuối cùng của Elvis Presley…

Can’t Help Falling in Love đã trở thành những giai điệu cuối cùng, một “dấu lặng” sâu lắng trong cả bản hòa ca rực rỡ và sôi động mang tên Elvis Presley.

Tháng 6 năm 1977, tại thành phố  Indianapolis, Hoa Kỳ, hàng chục ngàn khán giả đã đi từ phấn khích tột độ rồi chết lặng trong xúc động khi những giai điệu của bản ballad kinh điển Can’t Help Falling in Love vang lên. Elvis Presley, trong bộ đồ trắng, giọng hát có phần mệt mỏi và mồ hôi thấm trên tóc mai, đã bước lên sân khấu với tất cả những năng lượng vụt sáng cuối cùng được hỗ trợ bởi thuốc giảm đau và an thần. Tất cả, không một ai, ngay cả Elvis đều đã không biết rằng đó là lần cuối cùng ông cất tiếng hát trước đông đảo công chúng hâm mộ.

Hai tháng sau đó, tháng 8 năm 1977, toàn thế giới chấn động khi nghe tin ông hoàng Rock’n Roll vĩ đại nhất thế kỷ được phát hiện đã ra đi vĩnh viễn trong phòng tắm. Khép lại một cuộc đời âm nhạc có ảnh hưởng mạnh mẽ tới văn hóa đại chúng Hoa Kỳ cũng như toàn thế giới. Như một định mệnh, Can’t Help Falling in Love đã trở thành những giai điệu cuối cùng trong cuộc đời của Presley, một “dấu lặng” sâu lắng trong cả bản hòa ca rực rỡ và sôi động mang tên Elvis Presley.

Elvis Presley trong concert cuối cùng vào năm 1977

Dấu ấn của Elvis Presley

Nổi tiếng và ghi dấu ấn trên toàn thế giới với những bản Rock’n Roll sôi động. Nhưng bản nhạc được cover nhiều nhất của Elvis Presley lại thuộc về Can’t Help Falling in Love – một bản ballad chậm buồn, sâu lắng.

Can’t Help Falling in Love được viết bởi Hugo Peretti , Luigi Creatore và George David Weiss, dựa trên một bản tình ca Pháp nổi tiếng ở thế kỷ XVIII của Jean -Paul-Égide Martini, có tên gọi Plaisir d’amour. Ca khúc xuất hiện lần đầu tiên trong bộ phim Blue Hawaii, một bộ phim ca nhạc hài lãng mạn của Mỹ năm 1961 do Norman Taurog đạo diễn và có sự tham gia của Elvis Presley trong vai nam chính. Trong quá trình bộ phim thực hiện, Presley đã nhận được ca khúc, ông nhanh chóng quyết định sẽ thu âm ca khúc này làm bài hát chính cho Blue Hawaii. Đó cũng là lần đầu tiên ca khúc được thu âm một cách hoàn chỉnh.

Quyết định này của nam danh ca vấp phải sự phản đối của nhiều người, thậm chí cả chính nhóm tác giả ca khúc vì cho rằng Elvis phù hợp hơn với những giai điệu nhanh và sôi động. Tiết tấu quá chậm của Can’t Help Falling in Love có thể khiến Elvis gặp nhiều khó khăn. Và sự phản đối mạnh mẽ nhất đến từ người quản lý thân cận của ông là đại tá Tom Parker, vì cho rằng việc phát hành đĩa đơn ca khúc sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh thu của bộ phim.

Thậm chí, sau này, vào năm 1971, Alan Fortas – một chuyên gia âm nhạc thân cận với Elvis đã nói lại trong bộ phim tài liệu phát thanh “Câu chuyện Elvis Presley” rằng: “Khi đó, mọi người chỉ thích nó một nửa. Đó chỉ là một bài hát trung bình, mọi người ngồi xem xét, bàn tán và đánh giá đó là một bài hát kỳ quặc cho bộ phim”.

Tuy nhiên trái với sự nghi ngờ của hầu như toàn bộ ekip và nhà sản xuất, Elvis đã có sự làm việc nghiêm túc chưa từng có với Can’t Help Falling in Love. Những lần tập luyện ban đầu bị trật nhịp và thậm chí liên tục hụt hơi giữa các câu hát quá chậm của bài hát không khiến Elvis nản lòng. Nam danh ca, khi đó đã rất nổi tiếng, đã không ngại ngần thu âm ca khúc đến lần thứ… 29 để có bản thu cuối cùng hoàn hảo khiến tất cả hài lòng. “Anh ấy đã làm việc vô cùng nghiêm túc để có một bản ballad đẹp đẽ và gần gũi như thế. Khi ca khúc hoàn thành, dường như tất cả đều nhận ra Elvis đã tạo ra một tác phẩm kinh điển” – Ernst Jorgensen, chuyên gia thu âm của Elvis phải thốt lên.

Rất nhanh chóng, ca khúc tạo thành một “hiện tượng” khi bộ phim ra mắt vào năm 1962. Hình ảnh của Elvis trong phim với vòng hoa trên cổ, ánh mắt lấp lánh và khuôn miệng cong cong cất lên những giai điệu của Can’t Help Falling in Love trên bãi biển Hawaii một cách đầy ngọt ngào và điềm tĩnh khiến cho trái tim tất cả người xem như muốn tan chảy.

Trích đoạn phim “Blue Hawaii”

Qua nhiều năm, Can’t Help Falling in Love vẫn là bài hát được cover nhiều nhất của Elvis. Hàng chục nghệ sĩ thuộc nhiều dòng nhạc đã thu âm ca khúc, trong đó nổi bật nhất phải kể đến là bản thu âm của ban nhạc người Anh quốc UB40 theo phong cách Reggae fusion và synthpop (với tiêu đề mới (I Can’t Help) Falling in Love with You), nhóm nhạc pop Thụy Điển A-Teens, hay hàng loạt các bản cover của các nghệ sỹ nổi tiếng như Keely Smith, Andy Williams, Al Martino, Bob Dylan, The Stylistics, Shirley Bassey, Andrea Bocelli hay nhóm nhạc U2…

Tuy nhiên, giữa hàng loạt các phiên bản khác nhau qua các thập kỷ, thì phiên bản đầu tiên của Elvis Presley gần như đã trở thành kinh điển và không thể nào quên trong trái tim người nghe nhạc trên toàn thế giới. Vươn ra khỏi phiên bản điện ảnh, đĩa đơn của ca khúc được chứng nhận Bạch kim bởi RIAA, với số lượng vượt hơn một triệu bản khi bán ra. Bài hát đạt vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ và vị trí số 1 trên bảng xếp hạng “Adult Contemporary” trong sáu tuần cũng như đứng đầu Bảng xếp hạng Anh vào năm 1962.

Ngày 30.10.2015, một album tưởng niệm nhân 80 năm ngày sinh của Presley được phát hành với sự có mặt của Can’t Help Falling in Love. Bài hát còn được sử dụng làm quốc ca của một số câu lạc bộ bóng đá Anh kể từ những năm 1960 như Huddersfield Town, Hull City, Swindon Town và Sunderland… Theo một cuộc khảo sát năm 2020 do Onbuy thực hiện, Can’t Help Falling in Love cũng là ca khúc được lựa chọn để xuất hiện nhiều nhất trong các đám cưới.

Ngoài Blue Hawaii, bài hát cũng xuất hiện trong nhiều bộ phim khác, như bộ phim kinh dị Sliver với sự góp mặt của ngôi sao Sharone Stone năm 1993, bộ phim hài lãng mạn Fools Rush In năm 1997, Coyote Ugly (2000), hay là  Lilo & Stich (2002) của Disney. Và mới đây nhất, ca khúc một lần nữa được vang lên đầy xúc động trong bộ phim tiểu sử về Elvis Presley do Baz Luhrmann đạo diễn, với bản thu âm của nữ ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ Kacey Musgraves

Một người da trắng có phong cách như một người da đen

Vào cuối những năm 40 của thế kỷ trước, nhà sản xuất âm nhạc nổi tiếng ở Mỹ thời đó là Sam Phillips đã có những sự tìm kiếm về một chân dung âm nhạc mới: “Đó phải là một người da trắng, một người có giọng hát và phong cách như một người da đen. Nếu tôi tìm được người đó, tôi có thể kiếm cả tỉ đô””- và Elvis Presley đã được tìm thấy, với cách hát vừa sâu sắc, tinh tế, lại vừa cuồng nhiệt và đầy tự do, khao khát thể hiện bản thân.

Sự xuất hiện của Elvis đã thổi vào âm nhạc Mỹ cuối thế kỷ XX những luồng năng lượng mới đầy quyến rũ, sôi động và đậm chất nam tính. Các cô gái chết mê chết mệt từng điệu nhảy của Elvis. Các chàng trai mặc quần ống rộng và chải kiểu tóc “pompadour” trứ danh của nam danh ca. Elvis, với những cách tân đáng kể cho dòng nhạc Rock & Roll, đã mở ra cánh cửa cho âm nhạc của người Mỹ gốc Phi đến với khán giả đại chúng.

Điệu nhảy trứ danh của Elvis Presley

Trên thực tế, trước khi Elvis xuất hiện trên bầu trời âm nhạc nước Mỹ, phần lớn âm nhạc Mỹ được trình diễn bởi những nghệ sỹ da đen gốc Phi, với những giai điệu Blue Jazz trang nhã, lịch thiệp và nhiều dè dặt bởi sự phân biệt chủng tộc. Elvis đã phá vỡ tất cả những nguyên tắc trước khi ông xuất hiện. Với sự ngưỡng mộ không hề che giấu, Elvis không ngần ngại thể hiện sự ảnh hưởng cách hát của những nghệ sỹ gốc Phi đi trước như B.B.King hay Fats Domino, Nat King Cole… và những bản thu đầy phóng khoáng của Elvis khiến người ta liên tưởng đến một người da đen đang hát trong một phiên bản hiện đại, sinh động và “sexy” hơn.

Từ tinh thần đó, Elvis đã làm nên một Can’t Help Falling in Love đẹp và có sự mê hoặc vượt qua thời gian, không gian, giới tính. Những nốt trầm điễm tĩnh như một quý ông, nốt bỏ nhỏ duyên dáng, để cả đoạn kết đẩy đến cao trào một loạt nốt cao rực rỡ đến hoàn mỹ. Toàn bộ phần thể hiện của Elvis là sự kết hợp nhuần nhuyễn cách hát nhấn nhá điêu luyện của những người Mỹ gốc Phi da đen, với năng lượng tươi mới và sôi động của một “ông hoàng sân khấu” và ít nhiều có sự tác động của thị trường và các yếu tố thương mại. Evis đã mang Can’t Help Falling in Love trở thành một biểu tượng, vượt xa khỏi tầm vóc và giá trị ban đầu của ca khúc.

Cùng với Can’t Help Falling in Love, và hàng loạt các bản hit nổi tiếng trước đó như Heartbreak Hotel, Hound Dog, Love Me Tender… Elvis Presley đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng âm nhạc, trở thành một biểu tượng văn hóa lớn nhất thế kỷ XX. Một người mà  John Lennon từng phải thốt lên: “Trước khi có Elvis, thì tất cả chẳng có gì cả”.

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories