Bản Sắc Anh Hùng: Dấu ấn anh hùng thời đại

“Bản sắc anh hùng” – cái khí phách như trở thành dấu ấn của cả một thời đại, như những bản hùng ca vừa bay bổng lãng mạn nhưng cũng đầy bi thương, bế tắc...


Thập niên 80, ở châu Á, “bọn con trai phát cuồng vì Sommer, Vương Tổ Hiền, và cả Sophie Marceau, Hee Nana, chúng tôi thì mê mẩn Remington Steele, Tom Cruise, Richard Gere, và các anh trong nhóm New Kids on the Block. Nhưng dù là nam hay nữ, những người trẻ tuổi lúc đó đều có một bộ phim mình thích nhất, với chúng tôi đó chính là “Bản Sắc Anh Hùng”.

Đó là những câu nói đầu tiên trong bộ phim “Reply 1988” đình đám của Hàn Quốc sản xuất năm 2016, một bộ phim “quay ngược thời gian” về thời thanh xuân của một thế hệ thanh niên Hàn Quốc nói riêng và cả châu Á nói chung vào những năm 80, 90 của thế kỉ trước. Và trong những hồi ức đẹp đẽ ấy, không thể không kể đến “Bản sắc anh hùng” của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, một bộ phim gần như đã đi vào kí ức của biết bao thế hệ khán giả.

Có thể nói, cho dù hơn 30 năm đã trôi qua, thì với tất cả những người làm điện ảnh nói riêng và công chúng yêu điện ảnh nói chung, “Bản sắc anh hùng” vẫn mãi là dấu ấn của một thời đại điện ảnh lừng lẫy, là tượng đài mẫu mực của dòng phim Xã hội đen Hồng Kông, và trên tất cả, là bức tranh tuổi trẻ của một thế hệ những con người năm ấy, với những yêu, ghét, hận thù, những lý tưởng, cả những sai lầm và trả giá.

Hình ảnh phim Bản Sắc Anh Hùng được nhắc đi nhắc lại trong Reply 1988 – một bộ phim Hàn sản xuất năm 2015

Bước ngoặt của điện ảnh Hồng Kông

“Bản sắc anh hùng” là bộ phim Hồng Kông được Ngô Vũ Sâm bắt tay sản xuất lần đầu tiên năm 1986, các phần 2 và 3 lần lượt được sản xuất vào năm 1987 và 1989.

Trước đó, vào những thập niên 60, 70, điện ảnh Hồng Kông hầu như được biết đến với sự thống trị của ba dòng chính được ví như “kiềng ba chân” là dòng phim Tình cảm lâm li chuyển thể từ những tiểu thuyết của Quỳnh Dao, phim Hài và phim Võ thuật (tiêu biểu là Lý Tiểu Long). Trong đó, Ngô Vũ Sâm là đạo diễn nổi tiếng được mệnh danh là “ông vua phim hài kiếm hiệp” với hàng loạt các bộ phim ăn khách như “Thiết hán nhu tình” năm 1974 (kết hợp với Thành Long), “Thiếu Lâm môn” năm 1975 , “Phát tiễn hàn” năm 1977…

Đáng tiếc, do tính chất đặc thù của những áp lực về thương mại của điện ảnh Hồng Kông thời kì đó, cho đến giữa thập niên 80, sự nghiệp của Ngô Vũ Sâm ngày một xuống dốc bởi việc sản xuất ồ ạt và khai thác cạn kiệt những bộ phim “câu khách” khiến phim của ông thiếu đi sự sáng tạo. Những thất bại liên tục về doanh thu khiến ông cảm thấy sự nghiệp của mình dường như đã chấm dứt, ông chuyển về Đài Loan sinh sống, tạm rời xa điện ảnh.

Đạo diễn Đài Loan Ngô Vũ Sâm

Tuy nhiên, đến năm 1986, một bước ngoặt định mệnh đã đến với cuộc đời của đạo diễn họ Ngô khi nhà sản xuất phim danh tiếng thời đó là Từ Khắc tìm đến ông và mong muốn ông tái xuất với bộ phim “Bản sắc anh hùng”. Ngô Vũ Sâm ngay lập tức đồng ý, và đây có thể coi là bước ngoặt lịch sử quan trọng nhất trong cuộc đời làm phim của ông cũng như của cả nền điện ảnh Hồng Kông nói chung.

Ngay từ khi ra mắt, “Bản sắc anh hùng”  đã phá vỡ mọi kỷ lục phòng vé của Hồng Kông và trở thành bom tấn ở châu Á. Với sự xuất hiện của “tam kiệt” điện ảnh thời đó là Địch Long, Châu Nhuận Phát và Trương Quốc Vinh, phim đã mở đầu và định hình một phong cách mới cho thể loại phim hành động xã hội đen huyền thoại, mở ra một thời kỳ hoàng kim đưa tầm điện ảnh Hồng Kông trở nên sánh ngang với Hollywood và các cường quốc điện ảnh tầm cỡ thế giới.

Sự thành công vang dội của “Bản sắc anh hùng” cũng đã một bước đưa tên tuổi của Châu Nhuận Phát trở thành siêu sao võ thuật hàng đầu của điện ảnh châu Á. Hình tượng Phát ca trong chiếc áo choàng, cặp kính đen, nụ cười nửa miệng và đặc biệt là khả năng bắn súng “hai tay như một” trong “Bản sắc anh hùng” gần như trở thành kinh điển của dòng phim xã hội đen không chỉ Hồng Kông mà của cả thế giới, trở thành nguồn cảm hứng cho cả những bộ phim hành động Hollywood sau này của các đạo diễn lẫy lừng như Robert Rodriguez, Quentin Tarantino và Anh em Wachowski…

“Bản sắc anh hùng” đưa tên tuổi của Châu Nhuận Phát trở thành siêu sao võ thuật hàng đầu của điện ảnh châu Á

Năm đó, ngoài Địch Long vốn đã là diễn viên danh tiếng, “Bản sắc anh hùng” cũng đưa tên tuổi của Trương Quốc Vinh lên tầm ngôi sao hạng A được nhiều người biết đến. Cũng trong giai đoạn này (khoảng 1986 đến 1989), Trương Quốc Vinh còn tham gia “Yên chi khâu” (đạo diễn Quan Cẩm Bằng) với Mai Diễm Phương, “Thiến nữ u hồn” (đạo diễn Trình Tiểu Đông) với Vương Tổ Hiền, những bộ phim này đều trở thành kinh điển của điện ảnh Hồng Kông, đưa Trương Quốc Vinh từng bước trở thành diễn viên có tầm ảnh hưởng nhất của Hồng Kông, để có thêm những tác phẩm đỉnh cao nhất trong sự nghiệp ở giai đoạn ở thập niên 90 như: “A Phi Chính truyện”, “Đông Tà Tây Độc”, “Xuân Quang xạ tiết”, “Bá Vương biệt Cơ”….’

Thành công của “Bản sắc anh hùng” cũng mở đầu cho sự hợp tác thành công của cặp bài trùng Từ Khắc – Ngô Vũ Sâm với một loạt các tác phẩm đình đám sau này như “Điệp huyết song hùng”, “Tung hoành tứ hải”, “Biến kiểm”…. tiếng tăm của đạo diễn họ Ngô cũng dần vượt xa khỏi xứ Cảng thơm và được cả Hollywood kính nể.

Năm 2005, “Bản sắc anh hùng” đã được bình chọn là bộ phim xếp thứ 2 trong Danh sách 100 phim hay nhất của điện ảnh Hoa ngữ trong 100 năm qua.

“Bản sắc anh hùng” có sự tham gia của 3 diễn viên chính: Châu Nhuận Phát, Địch Long, Trương Quốc Vinh

Dấu ấn anh hùng thời đại

Hơn 30 năm dường như là con số đủ để mọi hào quang khó giữ được sự huy hoàng một cách nguyên vẹn. Nhiều người cho rằng, dòng phim xã hội đen Hồng Kông cho đến nay gần như suy yếu dần và chỉ còn lại những tàn dư của một quá vãng vàng son.

Sự thực là điện ảnh Hương Cảng trong những năm qua nhiều lần rơi vào khủng hoảng. Năm 2003, tài tử Trương Quốc Vinh qua đời, như một “điềm báo” về một quãng thời gian đen tối của điện ảnh nơi đây. Từ trước đó, cuối những năm 90, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á đã kéo nền kinh tế Hồng Kông đến bên bờ vực, điện ảnh xứ Cảng thơm chịu sức ép lớn về tài chính, cùng sự cạnh tranh từ “ông lớn” Hollywood và điện ảnh từ đại lục khiến ngành công nghiệp giải trí hàng đầu của Hồng Kông lao dốc nghiêm trọng.

: “Bởi vì trong văn hóa của Trung Quốc, đàn ông mới là chúa tể của xã hội, giữa đàn ông với đàn ông mới có chính sự, phụ nữ có thể bỏ qua. Tôi chỉ có thể thừa nhận, đây quả thực vốn là thế giới của những người đàn ông”.

Tuy nhiên, từ “Bản sắc anh hùng” hay hầu hết các bộ phim Xã hội đen sau này, cái tinh thần và khí phách của mỗi tác phẩm không còn chỉ là vấn đề của điện ảnh, mà trở thành chỗ dựa tinh thần của cả một thế hệ con người Hồng Kông năm đó với những nhập nhoạng trắng đen, tranh tối tranh sáng. Đó là tuổi trẻ của những bất định, những cơn lốc quay cuồng của tiền bạc, nhưng lại nhìn nhau qua những giá trị không – đo – bằng – tiền, để sống.

Trong một cuộc phỏng vấn, phóng viên có hỏi Châu Nhuận Phát rằng: “Đạo diễn Ngô Vũ Sâm có phải gay không, vì sao trong phim điện ảnh của ông ấy thích nói đến tình cảm giữa đàn ông và đàn ông như vậy?” Phát ca cười và trả lời: “Bởi vì trong văn hóa của Trung Quốc, đàn ông mới là chúa tể của xã hội, giữa đàn ông với đàn ông mới có chính sự, phụ nữ có thể bỏ qua. Tôi chỉ có thể thừa nhận, đây quả thực vốn là thế giới của những người đàn ông”.

“Bản sắc anh hùng” – cái khí phách như trở thành dấu ấn của cả một thời đại, một giai đoạn mà rất khó phân định ranh giới đúng sai, như những bản hùng ca vừa bay bổng lãng mạn nhưng cũng đầy bi thương, bế tắc. Một thời đại của những người đàn ông vừa cuồng si, vừa dại dột, vừa phóng khoáng như gió, mà mãi mãi sau này, người ta không còn có thể tìm lại được.

“Bản sắc anh hùng” mang cái khí phách của những người đàn ông vừa bay bổng lãng mạn nhưng cũng đầy bi thương, bế tắc, như đại diện cho cả một thế hệ người Hồng Kông năm đó

Xã hội phát triển, thời đại đổi thay, con người cũng không thể bất biến. Cũng như hào quang không phải là điều cứ muốn là có thể níu giữ. Nhưng hơn bất cứ điều gì, điện ảnh, như một món quà vô giá, giúp mỗi chúng ta lưu giữ lại những kí ức đẹp nhất, không phải để bám víu, không phải để kí sinh, mà để ta biết thêm trân trọng và soi chiếu để hoàn thiện hơn trong hiện tại cũng như tương lai.

“Bản sắc anh hùng” là câu chuyện về cuộc đối đầu đau thương và bi hùng giữa hai người anh em ruột là Tống Tử Hào (Địch Long) và Tống Tử Kiệt (Trương Quốc Vinh). Hào cùng với người bạn thân của mình là Lý Mã Khắc (Châu Nhuận Phát) cùng nhau tổ chức những phi vụ buôn bạc giả xuyên biên giới. Trong một lần hành động, Hào bị bắt, Khắc bị què một chân. Ra tù, Hào muốn cùng Khắc cải tà quy chính, nhưng dường như những cạm bẫy vẫn bủa vây hai người. Nhất là Hào không sao có thể lấy lại được niềm tin của Kiệt sau khi cha anh bị xã hội đen giết chết, Kiệt càng cảm thấy không thể “đội trời chung” với Hào. Anh quyết tâm bắt anh trai mình trả thù cho cha. Bộ phim được làm lại phiên bản 4K vào năm 2017.

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories