Những phận người mắc kẹt trong bi thương của lịch sử…

Ở Phải Sống, Trương Nghệ Mưu đã vẽ nên một bức tranh lịch sử mà cảm giác như ở đó, mọi hạnh phúc hay bi kịch, đều là thứ nhất định phải đến, một hệ quả tất yếu buộc mỗi con người phải chấp nhận, và phải tìm cách để chung sống, để tồn tại.


Với Phải Sống, Trương Nghệ Mưu đã tái hiện những thăng trầm của một gia đình người Trung Hoa điển hình, như đại diện cho một lớp người yếu thế trong xã hội thời bấy giờ: từ khi mất toàn bộ sản nghiệp bởi cờ bạc, rồi ly tán và vướng vào cuộc nội chiến đau thương, chứng kiến hai đứa con lần lượt qua đời một cách “không cam tâm” và đầy đau xót, để lại đứa cháu ngoại như một mầm hi vọng duy nhất cho cả dòng họ…

Cả gia đình bốn người của dòng họ Từ như mắc kẹt giữa những éo le nhất trong một giai đoạn đầy bi thương của đất nước, của lịch sử…

Phải sống là một bộ phim của Trung Quốc, đạo diễn bởi Trương Nghệ Mưu, do hai diễn viên Cát Ưu và Củng Lợi thủ vai chính. Phim được phát hành vào năm 1994 và có nội dung dựa trên tiểu thuyết Phải sống của tác giả Dư Hoa.

Nội dung phim xoay quanh một gia đình giàu có thời Dân Quốc nhưng người chồng nghiện cờ bạc nên chẳng mấy chốc lâm vào cảnh trắng tay. Sau đó, trải qua cuộc Nội chiến Trung Quốc và chính phủ cộng sản nắm quyền, gia đình này phải trải qua những biến cố thăng trầm để tồn tại trong một xã hội đầy rối ren và bất ổn. Dù được đánh giá cao về khía cạnh nghệ thuật và đạt được Giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes 1994, bộ phim bị cấm chiếu tại Trung Hoa đại lục vì nội dung nhạy cảm, chỉ trích những chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không chỉ vậy mà đạo diễn Trương Nghệ Mưu bị tước quyền làm phim trong hai năm.

(Theo Wikipedia)

Sự kết hợp của Trương Nghệ Mưu và Dư Hoa

Bằng cách kể chuyện gần như phim tài liệu, Trương Nghệ Mưu kể lại câu chuyện của gia đình thiếu gia độc nhất nhà họ Từ là Từ Phú Quý (Cát Ưu thủ vai), và vợ là Gia Trân (Củng Lợi), cùng hai người con của họ. Gia đình họ Từ vốn là những người giàu có từ thời Dân Quốc, nhưng do thiếu gia Từ Phú Quý nghiện ngập cờ bạc nên trở thành khánh kiệt. Rồi cứ thế, họ sống lay lắt qua những thay đổi của thời cuộc, những thăng trầm của số phận, đi qua bốn thập kỉ với những binh biến, thịnh suy của một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của đất nước Trung Hoa.

Cùng với những câu chuyện về con người và cuộc đời của các nhân vật chính, phim lồng ghép một cách sâu sắc và thấm thía những yếu tố lịch sử của đất nước Trung Hoa thập kỉ 40, 50, kéo dài đến sau những năm 70 của thế kỉ trước, với những cuộc nội chiến đầy hỗn loạn, từ giai đoạn Đại nhảy vọt bước sang Cách mạng Văn hóa.

Đạo diễn Trương Nghệ Mưu

Để làm nên thành công của bộ phim, trước hết có lẽ phải kể đến phần nguyên tác của nhà văn Dư Hoa. Sinh năm 1960, trước khi viết Phải Sống, Dư Hoa là một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất Trung Quốc với những tác phẩm đậm màu hiện thực trào phúng vô cùng táo bạo (Trong đó có tiểu thuyết Huynh Đệ gây chấn động những năm 2000, kéo theo một loạt những “scandal” ồn ào văn trường của ông). Sự kết hợp của Dư Hoa và Trương Nghệ Mưu đã làm nên một Phải Sống vừa chân thực vừa chua xót, đôi khi là một vài những yếu tố gây cười mang đậm phong cách “dark comedy” (hài đen). Đây cũng là một trong những tác phẩm gần như đầu tiên và nổi tiếng nhất mang âm hưởng “dark comedy” của điện ảnh Trung Hoa.

Trước khi làm phim Phải Sống, Trương Nghệ Mưu dự định chuyển thể một tác phẩm kinh dị khác của Dư Hoa lên màn ảnh. Tuy nhiên, sau khi được nhà văn đưa cho toàn bộ những sáng tác của mình, đạo diễn họ Trương đã ngay lập tức bị hấp dẫn bởi tiểu thuyết Phải sống, ông không thể ngừng đọc nó. Rồi bằng một sự đồng cảm đặc biệt, cả đạo diễn và nhà văn đã đi đến quyết định, sẽ chuyển thể Phải Sống lên màn ảnh thay cho tác phẩm dự định ban đầu.

Bộ phim được thực hiện vào năm 1994, với hai diễn viên chính là Củng Lợi – “nàng thơ” của Trương Nghệ Mưu lúc bấy giờ và nam diễn viên Cát Ưu, người đã có phần thể hiện xuất sắc trong phim. Bối cảnh phim cũng được chuyển đến một thành phố miền bắc Trung Quốc thay vì vùng nông thôn miền nam như trong nguyên tác của tiểu thuyết. Yếu tố hát “rối bóng” cũng hoàn toàn được Trương Nghệ Mưu thêm mới vào với mục đích đưa văn hóa Trung Hoa ra quốc tế.

2 diễn viên chính Củng lợi và Cát Ưu trong “Phải Sống”

Ngay từ khi ra mắt, phim đã gây được sự chú ý lớn, nhiều nhà phê bình đã vô cùng bất ngờ với cách kể chuyện chân thực và bình dị, khác hẳn với những bộ phim trước đó của Trương Nghệ Mưu cũng như của đại đa số phong cách làm phim của Trung Quốc thời đó. Thế nhưng, đáng tiếc, dù được đánh giá cao về khía cạnh nghệ thuật, bộ phim ngay lập tức bị cấm chiếu tại Trung Hoa đại lục vì nội dung nhạy cảm với những yếu tố gây tranh cãi về Đảng cộng sản Trung Hoa. Không chỉ vậy, đạo diễn Trương Nghệ Mưu cũng bị tước quyền làm phim trong hai năm.

Hay tin bộ phim bị cấm chiếu, khi đó, nhà văn Dư Hoa đã phát biểu đầy “hàm ý” rằng: “Ban đầu Trương Nghệ Mưu nói sẽ cải biên một vài tình tiết trong tiểu thuyết gốc, mới có thể thông qua kiểm duyệt. Nhìn vẻ tự tin của ông ấy, nghĩ ông ấy hiểu rõ Đảng như vậy, đối với ông ấy rất kính phục. Thế nhưng Trương Nghệ Mưu làm phim xong rồi vẫn không qua được thẩm tra. Ta không kính phục Trương Nghệ Mưu nữa, ta kính phục Đảng”.

Tuy nhiên, trái với sự ghẻ lạnh của những nhà quản lý văn hóa nội địa, Phải Sống được đông đảo bạn bè quốc tế đón nhận nồng nhiệt, trở thành phim Trung Quốc đầu tiên được bán trước bản quyền phát hành nước ngoài. Phim giành nhiều giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes năm 1994, Phim nước ngoài hay nhất tại Quả cầu vàng, được tạp chí Time Out bình chọn là một trong 100 phim Trung Quốc hay nhất mọi thời đại. Với Phải Sống, Cát Ưu cũng trở thành nam diễn viên châu Á đầu tiên giành giải Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes. Cho đến tận bây giờ, nhiều nhà phê bình và khán giả vẫn cho rằng, Phải sống là bộ phim hay nhất của Trương Nghệ Mưu từ trước đến nay.

Cảnh trong phim

Và cuộc đời sẽ ngày càng tươi đẹp hơn!”

Phải Sống là bộ phim thứ 6, và cũng được coi là một trong những bộ phim được đánh giá cao nhất trong sự nghiệp của đạo diễn lừng danh Trương Nghệ Mưu. Trước đó, Trương Nghệ Mưu đã ghi dấu ấn mạnh mẽ cả trong nước và quốc tế với những tác phẩm đậm chất liệu Trung Hoa như Cao lương đỏ – phim đầu tay năm 1987, Đại hào mĩ châu báo 1988, Cúc Đậu 1990, Đèn lồng đỏ treo cao 1991, và Thu Cúc đi kiện năm 1992….

Cùng với một số các đạo diễn cùng thời như Trần Khải Ca, Trương Quân Chiêu và Điền Tráng Tráng, những tác phẩm của Trương Nghệ Mưu ở giai đoạn này là những dấu ấn cho một thế hệ tinh hoa mới của điện ảnh Trung Hoa, góp phần gây dựng lại một nền điện ảnh bị bóp nghẹt và khủng hoảng nặng nề bởi Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, nếu như trong sáu tác phẩm trước của mình, Trương Nghệ Mưu thường tập trung khai thác một lát cắt khốc liệt của số phận con người, với những bi phẫn và phản kháng mạnh mẽ, trong lòng một Trung Hoa vẫn còn đầy đủ những sắc thái. Thì ở Phải Sống, mọi thứ cứ bàng bạc và lững lờ trôi, Trương Nghệ Mưu đã vẽ nên một b bức tranh lịch sử mà cảm giác như ở đó, mọi hạnh phúc hay bi kịch, đều là thứ nhất định phải đến, một hệ quả tất yếu buộc mỗi con người phải chấp nhận, và phải tìm cách để chung sống, để tồn tại.

Trương Nghệ Mưu và “nàng thơ” Củng Lợi

Trong quá trình thực hiện bộ phim, Trương Nghệ Mưu đã nói rằng: “Tôi cho rằng lâu nay phim Trung Quốc quá trừu tượng, mang tính khái niệm và phô trương. Chúng quá xa rời với cuộc sống của những người Trung Quốc bình thường. Ở Phải Sống, chúng tôi đã không đi quá sâu vào các yếu tố bi kịch, mà thay vào đó đã tập trung vào từng phút, những chi tiết thú vị trong cuộc sống con người. Có nước mắt và tiếng cười đan xen, bình dị và tự nhiên như hơi thở”.

Với Phải Sống, Trương Nghệ Mưu đã tái hiện những thăng trầm của một gia đình người Trung Hoa điển hình, như đại diện cho một lớp người yếu thế trong xã hội thời bấy giờ: từ khi mất toàn bộ sản nghiệp bởi cờ bạc, rồi ly tán và vướng vào cuộc nội chiến đau thương, chứng kiến hai đứa con lần lượt qua đời một cách “không cam tâm” và đầy đau xót, để lại đứa cháu ngoại như một mầm hi vọng duy nhất cho cả dòng họ… Cả gia đình bốn người của dòng họ Từ như mắc kẹt giữa những éo le nhất trong một giai đoạn đầy bi thương của đất nước, của lịch sử.

Cho đến tận bây giờ, nhiều nhà phê bình và khán giả vẫn cho rằng, Phải sống là bộ phim hay nhất của Trương Nghệ Mưu từ trước đến nay.

Nhưng, như những mầm sống mãnh liệt, họ chưa từng đầu hàng số phận. Những con người nhỏ bé ấy, bất chấp bao nhiêu đổi thay tác động, dù nghèo khổ hay mất mát, họ vẫn sống vì nhau, và vì chính mình. Tất nhiên, phim không chỉ mang một tầng nghĩa, nhưng, bỏ qua tất cả những yếu tố chính trị và xã hội, cao hơn tất thảy, Phải Sống vẫn là bài ca về con người, về cuộc chiến đấu sinh tồn. Đằng sau đó, còn là bức tranh vô cùng đẹp đẽ về tình cảm gia đình ruột thịt, về sự bao dung và tha thứ sau tất cả những bi kịch, những con người đáng thương ấy vẫn sống bình dị và êm đềm, không hề oán hận.

Giống như câu nói mà Từ Phú Quý đã dạy đứa con trai nhỏ của mình: “Gia đình mình như những con gà con, rồi gà sẽ thành ngỗng, rồi thành cừu, rồi thành bò… và cuộc đời sẽ ngày càng tươi đẹp hơn!”. Câu nói ẩn dụ này cũng tiếp tục được tái hiện ở cuối phim, khi hai vợ chồng Từ Phú Quý đã già, ông lại tiếp tục dạy lại cho đứa cháu ngoại của mình, và có thể sẽ còn được lưu truyền cho nhiều thế hệ tiếp nối.

Related Stories

spot_img

Discover

“Chúng ta đang điều hành chương trình tin tức, không phải rạp xiếc”

"Ngay bây giờ, có cả một thế hệ không bao giờ biết một thứ gì khác ngoài những gì được phát sóng... Truyền hình có thể trở thành thế lực đáng gờm nhất. Và bất hạnh thay nếu nó rơi vào tay người xấu” - Edward Beale nói trong một trường đoạn dài như một cơn thịnh nộ trên sóng truyền hình trực tiếp.

Sâu trong đôi mắt màu lục bảo…

"Chỉ là Cillian – bản thân cậu ấy vốn đã tự mang ánh sáng!"

Cần bao nhiêu IQ cho một cuộc đời hạnh phúc?

“Số phận của chúng ta chỉ được xác định bởi cách chúng ta đối phó với các yếu tố may rủi trong cuộc sống của mình và đó là hiện thân của chiếc lông vũ khi nó xuất hiện…”.

Lý Tiểu Long và điện ảnh võ thuật

Lý Tiểu Long là người châu Á đầu tiên đại diện cho hình tượng nam tử hán ngạo nghễ, phá vỡ đi hình ảnh một “Đông Á bệnh phu”, với những nhân vật kiểu gian manh hay hoạn quan, hay những người châu Á tóc dài ẻo lả trên màn ảnh.

“Vì chết là hoàn toàn biến mất, không thể chạy về mỗi khi con cần…

Cuối cùng, bà Ae Soon dạy cho con trai biết về cái chết, như một sự rời xa vĩnh viễn, cho cậu biết sự thực là “không có thiên đường nào cả!”...

Nhìn thẳng vào những sai lầm…

Sau tất cả, điều khiến Demi Moore trở thành một biểu tượng không chỉ nằm ở vẻ đẹp hay tài năng diễn xuất, mà còn ở sự kiên cường và khả năng tái sinh...

Người viết tình ca giữa bộn bề thế kỉ

"Lam Phương không phải người có ưu thế viết lời ca, nhưng ông giữ sự trung thực, không cố viết những lời làm ra mới mẻ, nhưng tựu trung chẳng có ý nghĩa gì như một số người đã làm" - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn nhận định.

Ngọa Hổ, Tàng Long: Có gì bên dưới núi Võ Đang?

Ngoạ Hồ Tàng Long mang đến một ý niệm Trung Hoa được thể hiện với tinh thần mới mẻ của phương Tây, một điều mà có lẽ ngoài Lý An, không ai có thể làm tốt hơn ở thời điểm đó.

‘Nhạc Lâm Ngũ Bá’: Phạm Duy có xứng đáng là Vương Trùng Dương? Anh Bằng, Trần Thiện Thanh, ai ‘quái’ hơn ai?

Trung Thần Thông, Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái, trong giang hồ và trong cả âm nhạc, ai tài hơn ai, ai "độc", ai "quái" hơn ai?

Huyền thoại mùa thu: Huyền thoại về sự sụp đổ

Huyền Thoại Mùa Thu là sự đan cài của những vòng tròn của những bắt đầu và kết thúc, của quy luật nhân – quả kì lạ của số phận....

Popular Categories